Sinh viên quốc tế nên tìm hỗ trợ từ đâu khi du học Singapore?
18-01-2010
Trong bối cảnh mà chính phủ Singapore càng ngày càng có những chính sách phân biệt đối xử có lợi đối với công dân Singapore, thì sinh viên du học Singapore, đặc biệt là du học tự túc, nên tìm sự hỗ trợ từ đâu? Du học BB xin cung cấp vài thông tin cho sinh viên du học Singapore cần tìm kiếm sự hỗ trợ.
Ngày 20/12/2009, Chính phủ Singapore đã đề ra các biện pháp trong hệ thống giáo dục để bảo đảm công dân của mình có cơ hội ghi danh vào trường công lập hơn so với những thường trú nhân và sinh viên nước ngoài.
Các biện pháp đưa ra nhằm nhấn mạnh sự khác biệt giữa công dân Singapore với thường trú nhân và sinh viên quốc tế, để thể hiện trách nhiệm cũng như quyền lợi khi là công dân Singapore.
Theo Bộ Giáo dục Sinapore, một trong những biện pháp được thi hành vào năm 2010 sẽ là ưu tiên tiếp nhận các sinh viên bản địa thông qua việc bỏ phiếu kín tại những trường bị quá tải. Việc bỏ phiếu kín này trước đây cũng đã được thực hiện với tỉ lệ mỗi người một lá phiếu, cho dù đó là công dân hay thường trú nhân. Nhưng theo biện pháp mới từ năm tới sẽ áp thì trong khi thường trú nhân vẫn chỉ được cấp một lá phiếu, thì công dân Singapore lại được nhận tận hai lá phiếu mỗi người. Như vậy rõ ràng là công dân Singapore yên tâm có chỗ học hơn.
Bộ giáo dục Singapore cho biết, sau khi công dân và thường trú nhân bỏ phiếu kín xong, các trường sẽ tiếp tục sàng lọc tuyển nhận sinh viên quốc tế.
Một biện pháp nữa là tăng học phí. Từ năm 2010, tiếp tục duy trì theo mức độ mạnh hơn nữa chính sách phân biệt giá cả đối với công dân Singapore và sinh viên quốc tế, theo đó học phí sẽ tăng lên đối với thường trú nhân từ 36,5$ đến 73 $ Sing và đối với sinh viên quốc tế từ 100 $ đến 400$ Sing mỗi tháng.
Vậy là thường trú nhân và sinh viên quốc tế không còn có thể trông mong gì vào chính sách hỗ trợ từ phía Bộ Giáo dục, vậy họ cần tìm đến sự hỗ trợ ở đâu?
‘’Thường trú nhân và sinh viên quốc tế suất sắc có thể trông đợi vào sự hỗ trợ của các tổ chức cộng đồng địa phương, của người dân, của các tổ chức phúc lợi cộng đồng’’. Phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Singapore nói. Có thể lấy ví dụ như chương trình ngân sách dịch vụ cộng đồng Methodist (Methodist Welfare Services Bursary Programme) giải ngân hỗ trợ không phân biệt đối xử về mặt quốc tịch.
Nhiều trường học cũng có chính sách hỗ trợ cho thường trú nhân, chứ không phải là sinh viên quốc tế, ví dụ như Viện phát triển quản lí Singapore (Management Development Institute of Singapore), Liên hiệp hội người Trung Quốc tại Sing (Singapore Federation of Chinese Clan Associations), Chương trình thanh niên phật giáo Singapore (the Singapore Buddhist Youth Mission), Tổ chức chứng nhận chất lượng đào tạo Ấn – Sing (Singapore Indian Education Trust).
Bản thân một số trường cũng tự thành lập từ ngân sách riêng một quĩ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, trợ giúp về lệ phí thi cử hay một số chi phí khác cho sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Nhiều hiệu trưởng tuyên bố, dứt khoát họ sẽ sẽ cho vay và ra tay tháo gỡ đối với những sinh viên quốc tế hiện đang học trong trường gặp khó khăn về tài chính. Họ thừa nhận rằng không phải tất cả sinh viên quốc tế đều thuộc thanh phần gia đình khá giả. Hậu quả của việc tăng học phí khó mà nói được ngay bây giờ, cần phải vài năm mới có thể thấy rõ được. Do đó, hãy còn thời gian, hiệu trưởng một số trường đang xem xét hết các khả năng của trường để mở rộng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên quốc tế.
Bà Joshephine Teo, chủ tịch Ủy ban Giáo dục thuộc Quốc hội Singapore tuyên bố: chúng tôi có học bổng cho sinh viên quốc tế suất sắc xứng đáng với nó. Còn hỗ trợ về mặt tài chính chỉ giành cho những người thực sự cần nó mà trước hết là công dân Singapore. Singapore là một nước nhỏ, có nguồn tài nguyên hạn chế, nên chúng tôi phải thực tế, có chính sách hỗ trợ mang tính chiến lược.
Mọi thông tin chi tiết và hỗ trợ du học Singapore, xin Quí vị phụ huynh và các bạn vui lòng liên hệ với du học BB
Merlion tại công ty Cầu Xanh.