1.1 Xã hội Việt Nam hiện nay đang là một
xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nghề, theo hướng
các ngành nông nghiệp, thủ công giảm dần, xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Do
bối cảnh mở cửa kinh tế, tăng cường các giao lưu và quan hệ quốc tế, nên càng
ngày càng có nhiều các mâu thuẫn và xung đột sâu sắc giữa các thế hệ, giữa các
quan điểm cũ và mới, giữa các dòng tư tưởng. Cùng với bối cảnh đó, cơ cấu dân
số giữa thành thị và nông thôn biến đổi theo hướng khu vực thanh thị đang tăng
lên và nông thôn đang giảm xuống. Lao động ngày càng tập trung ở khu vực thanh
thị nhiều hơn với tỉ lệ lao động ở các ngành nông nghiệp giảm so với tỉ lệ lao
động ở các ngành thủ công, thương mại và dịch vụ. Tổng cục thống kê có thông kê
số lượng lao động biến đổi theo thanh phần kinh tế và các ngành kinh tế[i] minh họa cho sự biến chuyển này trong thanh
phần lao đồng theo ngành nghề xã hội. Trên qui mô từng ngành, các thống kê về số lượng làng nghề[ii],
thống kê về các tên ngành
thuộc lĩnh vực đào tạo[iii], … minh họa cho việc tăng lên trong
số lượng ngành nghề.
1.2. Trong bối cảnh
biến động nghề nghiệp như trên, việc chọn ngành học được thực hiện chưa tuân
theo định hướng khoa học và chưa có căn cứ cụ thể để phục vụ cho nhu cầu lao
động của xã hội. Sinh
viên thường có tư duy chọn trường thống trị tư duy chọn ngành và dự cảm nghề
nghiệp; chọn trường không dựa vào thống kê nghề nghiệp và nỗi lo thất nghiệp
luôn là nỗi lo hang đầu của hầu hết sinh viên. Nếu như vào những năm 85-90,
sinh viên còn lan truyền nhau khẩu hiệu “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa’’. Thì đến những năm 93-2000, ngoại thương lại nổi lên là sư lựa chọn số
một đối với sinh viên khi họ suy nghĩ về tương lai của họ sau khi ra trường.
Tất nhiên, mỗi trường có một số ngành nghề đào tạo nhất định (tuy nhiên, mỗi
một ngành nghề lại có những loại việc làm rất khác nhau, ví dụ trong thống kê
các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo, chúng ta thấy có đến dăm trăm loại việc làm
khác nhau, từ thư viện, cho tới giáo viên đại học, giáo viên mẫu giáo[iv] v.v…), nhưng thấy rằng, kiểu tư duy
chọn trường luôn luôn thống trị kiểu tư duy chọn
ngành học và dự cảm trước về khả năng nghề nghiệp sau này. Chính vì vậy, việc
thi vào các cơ sở đảo tạo phần lớn được thực hiện theo kiểu ‘’bắt chước” bạn bè, sự nổi tiếng của
trường nhờ báo chí… chứ chưa dựa vào các thống kê khoa học và các mô hình việc
làm ước tính do thiếu hay hoàn toàn chưa có các số liệu như vậy. Do đó, nỗi lo
thất nghiệp vẫn là hiện tượng phổ biến trong toàn thể sinh viên[v].
1.3. 1.3. Các
thống kê lien quan đến lao động và nghề nghiệp còn chưa đầy đủ nên chưa hỗ trợ
gì cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp khi quyết định đầu tư học tập của
sinh viên.Dù đã có các thống kê số lượng lao động theo từng ngành, từng
lĩnh vực, số lượng nghề trong từng lĩnh vực, nhưng chưa có các thống kê về
tình trạng cân bằng cung cầu lao động trong một ngành, số lượng lao động sẽ tăng hay giảm
là bao nhiêu trong một ngành nghề, ước tính nhu cầu lao động của một ngành
nghề, hay là các dự đoán về lượng cầu lao động của những ngành nghề cụ thể. Do đó, bên cạnh kiểu tư duy chọn ngành theo nhu cầu lao động xã hội còn chưa
phát triển, là việc thiếu các thống kê, thiếu các phân tích có cơ sở khoa học
để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
1.4. Theo thống kê trong
ba năm của công ty tư vấn du học BB - Cầu Xanh[vi],
sau đây là danh sách các hoàn cảnh và lí do du học của hầu hết sinh viên Việt Nam:
- Gia đình giàu có, muốn cho con được
hưởng thụ một hệ thống giáo dục chất lượng hơn với cách sống mới (gia đình giàu có, học lực
có từ trung bình trở lên)
- Sức
học tốt, xin được học bổng, học bất kì ngành gì miễn là có học bổng để ra nước
ngoài học tập. (gia đình từ trung bình đến khá giàu có, học sinh học lực tốt)
- Du học để trên cơ sở đó có thể ở lại nước ngoài sinh
sống và làm việc (gia đình từ trung bình đến khá giàu có, học sinh từ trung
bình trở lên).
- Du học để có thể mở mang hiểu
biết thêm, đồng thời kết hợp vừa học vừa làm để trải nghiệm cuộc sống và tích
lũy tiền, nên chọn khóa học dễ, rẻ, có thời gian biểu học dồn hay học buổi tối.
Cũng theo thống kê của công ty Cầu Xanh, việc lựa chọn nghề nghiệp của
du học sinh được thực hiện trên cơ sở sau:
- Chọn một ngành học để sau này theo nghề truyền
thống gia đình nhằm lợi dụng hệ thống các mối quan hệ cũ của bố mẹ;
- Chọn ngành học một cách cảm tính chủ quan,
hoặc theo sở thích cá nhân, hoặc theo quan niệm truyền thống của xã hội gắn cho
nghề đó. Thông thường các giá trị truyền thống được gán cho một nghề là có vị
trí được coi trọng, có điều kiện làm việc thỏa mãn nhu cầu về danh dự, đạo đức
- Chọn một khóa học để sao này có ngành nghề có
khả năng định cư ở nước ngoài (trường hợp du học Úc, Canada,
Mỹ). Sinh viên không suy nghĩ về ngành nghề mình sẽ làm sau này, mà chỉ suy
nghĩ về khả năng định cư. Khi định cư xong, họ có thể theo nghề đó, hoặc chuyển
sang học một ngành khác, làm nghề khác.
2. Thảo luận:
Qua các quan sát bên trên, chúng ta thấy
rằng một hiện tượng nổi bật là khi chọn trường học hay chương trình học, người
đi học vẫn chưa bám sát vào tình trạng nghề nghiệp hiện có lẫn xu hướng biến
chuyển của thế giới nghề nghiệp trong tương lai. Việc lựa chọn khóa học, ngành
học còn theo cảm tính, theo sự tác động chủ quan của những người xung quanh,
theo những thông tin quảng cáo của báo chí và dư luận xã hội. Chính vì vậy,
việc chọn ngành học còn rất xa rời với nhu cầu nhân lực của thị trường lao
động. Một kết quả tất yếu của nó là, vẫn có những ngành nghề thiếu nhân lực mà
không tìm kiếm được đối tượng để đào tạo. Trong khi đó, có những ngành nghề đã
thừa mứa lao động, học viên vẫn phải đối chọi nhau khắc nghiệt để được chấp
nhận vào học[vii].
Theo đó, học sinh chọn trường nhiều hơn là chọn ngành, lực lượng lao động được
sản xuất ra tuân theo cơ chế sang lọc qua hệ thống thi cử có mức độ khắc nghiệt
khác nhau của một trường: trường nào có tỉ lệ đấu chọi thấp năm trước, năm sau
học sinh rủ nhau nộp đơn vào để thi để có hi vọng đỗ. Do đó, hệ thống đào tạo
lẫn cơ chế hiện nay của nó còn chưa góp phần định hướng sinh viên theo nhu cầu
lao động của xã hội.
Bên cạnh đó, các tài nguyen xã hội, như các thống kê, các nghiên cứu còn
chưa đầy đủ nguồn để góp phần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Do vậy, để
hỗ trợ vào sự thiếu hụt của xã hội, các trường hoàn toàn có thể nghiên cứu áp
dụng các triết lí của công nghệ đào tạo, mà giải pháp cụt thể nhất đưa ra ở đây
là mô hình OVE được đặt trực tiếp tại cơ sở đào tạo sẽ lần lượt được đề cập bên
dưới.
3.Ứng dụng triết lý chung về công
nghệ đào tạo.
Về khái niệm công nghệ và công nghệ
đào tạo:
Công nghệ là một
thuật ngữ rất mới ở Việt Nam.
Bản thân thuật ngữ công nghệ trong con mắt của đa số người Việt đã bao hàm ý
nghĩa là ‘mới mẻ’, ‘hiện đại’. Mặc dù ngay từ những năm 1960, trên thị trường
quốc tế, lĩnh vực mua bán công nghệ đã trở thanh một hoạt động sôi nổi trong
giới kinh doanh, thì cho đến mãi tận những năm cuối của thập niên 80, Việt Nam
mới có ‘’Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam” (ban
hanh tháng 12 năm 1988).
Công nghệ đào
tạo lại càng là một thuật ngữ mới hơn nữa. “Nghề giáo” vẫn thường được coi là
những người trau dồi chủ yếu về mặt đạo đức cho con người là trước hết, người
đi học thì ‘”tiên học lễ, hậu học văn”. Ở những cấp đạo tạo cao hơn như ở bậc
đại học, thì người đào tạo được coi là những ‘’kĩ sư tâm hồn’’. Trong khi đó
công nghệ đào tạo được định nghĩa “là toàn bộ những công cụ và phương pháp lien
quan tới việc phân tích các nhu cầu đào tạo, thiết kế các dự án đào tạo và điều
phối chúng, tới việc quản lí việc thực hiện chúng cũng như đánh giá các kết của
của chúng”[viii].
Như vậy công
nghệ đào tạo bao gồm các hoạt động cần thiết nhằm thực để triển khai các hành
đồng đào tạo: bao gồm xác định các loại việc làm cần phải đào tạo nhân lực cho
nó, bảng dẫn chiếu các loại năng lực cần thiết để thực hiện các công việc làm
đó, bảng dẫn chiếu các kiến thức được đưa ra giảng dạy trong đào tạo, thiết kế
các mục tiêu chung của việc đào tạo và các mục tiêu cụ thể của đào tạo, xác
định nhu cầu đào tạo cũng như là xác định các nguồn lực có thể khai thác nhằm
phục vụ quá trình này.
Định hướng sinh viên theo triết lý
của công nghệ đào tạo
Chúng ta thấy
rằng, vấn đề xác định các loại việc làm không nằm trong trọng tâm của qui trình
đào tạo, nhưng nó là vấn đề khởi nguồn, vấn đề đầu tiên phải tiến hanh khi ứng
dụng triết lí của công nghệ đào tạo. Để xác định được loại việc làm cần phải
được đào tạo nhân lực, chúng ta phải nghiên cứu yêu cầu của thị trường lao
động. Bên cạnh việc bổ sung các loại số liệu thống kê còn thiếu hụt như đã nêu
ở trên phần 1.3, chúng ta cần phải có tổ chức thong báo cho đối tượng đào tạo
tức là các học viên biết được nhu cầu về nhân lực của xã hội hiện nay và trong tương lai. Có như vậy, người đi
học mới nắm bắt và lường trước được về tương lai của họ sau quá trình đào tạo
có khả tìm được một công việc ổn định mà họ sẽ gắn bó, không phải tìm một công
việc khác nữa hay không. Điều này hết sức quan trọng vì một công việc ổn định
mà người lao động có thể gắn bó lâu dài cũng chính là mong muốn và là mục tiêu
khi học viên xác định tham gia vào một khóa học.
Như trong quan
sát của phần 1.2 và 1.4 ở bên trên, chúng ta thấy rằng người đi học còn chưa có
được một triết lý nhìn nhận xã hội nghề nghiệp trọng sự vận động và biến đổi
không ngừng, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa hòa nhập quốc tế hiện nay như đã
minh chứng trong phần 1.1, và chưa có một lối tư duy theo kiểu định hướng phục
vụ xã hội, việc lựa chọn nghề nghiệp của họ chưa căn cứ thực sự vào nhu cầu của
xã hội. Mặc dù xã hội Việt nam còn thiếu một hệ thống thông tin thống kê phục
vụ cho quá trình đưa ra quyết định theo tư duy đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội,
thì việc tư vấn định hướng cách tư duy của sinh là một yêu cầu cấp thiết trong
bối cảnh hiện nay. Đây đó đã có các cuộc hội thảo về đào tạo theo yêu cầu xã
hội, nhưng đại diện xã hội ở đây mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp hoạt
động với mục đích lợi nhuận. Khi xã hội càng ngày càng phát triển, các nghề
nghiệp và các loại việc làm càng ngày càng phong phú, nhu cầu của con người
cũng không chỉ dừng lại ở chỗ thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận kinh tế. Nhìn nhận xã
hội với đầy đủ các tác nhân, hướng học sinh theo các ngành nghề và loại hình
công việc phong phú trong hiện tại và dự đoán trước xu thế biến chuyển của nó
trong tương lai là một vấn đề quan trọng cần đặt ra trong cơ sở đào tạo, ngay
từ các trường phổ thông.
4. Định
hướng sinh viên, thực hiện qua mô hình OVE đặt ngay trong cở đào tạo từ cấp phổ
thông - Một giải pháp trước mắt.
OVE được thanh
lập vào năm 1989 theo sang kiến của Bộ giáo dục quốc gia Pháp. Phòng Quan sát
cuộc sống sinh viên có nhiệm vụ đưa ra một hệ thống thong tin đầy đủ nhất, cụ
thể nhất và khách quan nhất
có thể về các điều kiện của sinh viên và về mối quan hệ của chúng với quá trình
học tập và giúp sinh viên ra các quyết định.
Để thực hiện sứ
mệnh của mình, OVE có hai nội dung hoạt động bao trùm. Trước hết, OVE tiến hanh
các cuộc điều tra sinh viên, phân tích đánh giá các cuộc điều tra đó, đồng thời
cũng tiến hanh các công trình nghiên cứu. OVE có mối quan hệ mật thiết với tất
cả các tổ chức cung cấp và xây dựng số liệu, thu thập thong tin lien quan đến
sinh viên. Các kết quả nghiên cứu điều tra của OVE cũng được cung cấp rộng rãi
cho các đối tác khác nhau trong xã hội có lien quan nhằm giúp họ có những
nghiên cứu sâu hơn và những ứng dụng cụ thể. Bên cạnh đó, OVE hang năm đều tổ
chức các cuộc thi quốc gia cho sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên nghiên cứu
về sinh viên.
Ứng dụng mô hình
này, các cơ sở đào tạo của Việt Nam, từ các trường phổ thong tới các trường đại
học, nên thiết lập các OVE một các có hệ thống trên toàn quốc gia. Trong bối
cảnh hiện nay của Việt Nam, điều đầu tiên mà các OVE có thể làm là tổ chức một
bộ phân định hướng nghề nghiệp cho sinh viên qua lối tư duy phục vụ nhu cầu xã
hội để đảm bảo sau này ra trường sinh viên có thể dễ dàng kiếm việc làm. Đây
thực sự là một nhu cầu của sinh viên và cũng là điều cần thiết của toàn xã hội.
Đây đó, đã xuất hiện các câu hỏi, các forum… nêu lên những thắc mắc của sinh
viên về các ngành nghề… nhưng các câu hỏi đó cũng chỉ được các sinh viên khác
cũng đang đi tìm kiếm các thong tin tương tự chia sẻ mà chưa có được câu trả
lời của các chuyên gia. Một cán bộ phụ trách Văn phòng học bổng và du học Pháp
của Đại sứ quán Pháp cũng phàn nàn rằng thường xuyên rất khó chịu với sinh viên
vì phần lớn học không biết xác định mình muốn học ngành nghề gì.
Bước thứ hai
trong thời giant trung hạn và dài hạn, các trường có thể phát triển các OVE của
mình, tiến hanh các điều tra, nghiên cứu học viên, kết hợp với các cơ quan hữu
quan trong xã hội như các tổng cục thống kê, các cơ quan và tổ chức ngành nghề
ở từng địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trên địa bàn…. tiến hành
phân tích và nghiên cứu để đưa ra các con số thống kê có ý nghĩa, giúp xác định
được các loại việc làm cần đào tạo nhân sự, các yêu cầu đào tạo, các năng lực
cần thiết, các nguồn lực trong xã hội có thể khai thác, các đối tác xã hội…
nhằm thiết kế và xây dựng một dự án đào tạo có hiệu quả.
Kết luận
Bài viết nhỏ này
chủ yếu dựa vào các quan sát và các kinh nghiệm đưa ra vấn đề về định hướng
nghề nghiệp của sinh viên, các vấn đề tồn tại và cách giải quyết vấn đề đó. Đây
là một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên và cần kíp trong bối cảnh hiện tại
của Việt Nam
nhằm hướng đào tạo phục vụ cho yêu cầu của xã hội. Giải pháp này hoàn toàn có
thể thực hiện được thông qua một bộ phận của OVE, một tổ chức thiết thực, gần
gũi và mở cửa đón tiếp sinh viên tại từng văn phòng ngay tại trường học. Bên
cạnh đó, hiển nhiên còn những vấn đề trọng tâm khác thuộc vào hệ thống xã hội
nhằm ứng dụng công nghệ đào tạo để định hướng đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Trong tương lai, qua mô hình OVE, các vấn đề đó cũng sẽ có thể được giải quyết
qua các dự án điều tra và nghiên cứu.
[i] Xem Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo
thanh phần kinh tế và ngành kinh tế (Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=8628)
[ii] Phạm Sơn, Viện khoa học thống kê, Làng nghề và thống kê làng nghề:www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=2027
[iii] Danh mục ngành nghề đào tạo, Cục thống kê thanh phố Hồ Chí Minh.http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/ht_danh_muc/nganh_nghe_dao_tao.
[iv] Mời xem Danh mục ngành nghề đào tạo,
Cục thống kê thanh phố Hồ Chí Minh.
[v] Mời tham khảo thêm: Lê Linh, Thí sinh
chọn ngành nghề chưa sát với nhu cầu xã hội, Báo Mới, số tháng 6/2009.
[vi] Du học BB - Cầu Xanh - Bridge Blue, 13 B, Quốc Tử Giám, Hà Nội.
[vii] Mời tham khảo thêm: Thùy Vinh, ngành xã hội cần vẫn
khó tuyển, Người Lao động, số ngày10/2/2010
[viii] Công nghệ đào tạo, Le Botefl