Hứa rồi lại hứa: các trường cao đẳng Úc đang muốn đẩy lùi thảm họa sắp xảy ra
Xin lưu ý sinh viên du học Úc: Toàn cảnh, nguyên nhân và tương lai của việc đóng cửa hàng loạt các trường cao đẳng dạy nghề tư nhân ở Úc.
PHÂN TÍCH
Một ngọn điện vừa được bật sáng trong phòng bếp dậy nấu ăn và trong Viện làm
tóc của các trường cao đẳng nằm rải rác khắp nước Úc, những chú gián cuống cuồng
chạy tán loạn để tìm chỗ trú ẩn.
Những công
ty nhập cư láu cá, các cơ sở đào tạo tư nhân, các tiệm ăn, cửa hàng… đã từng
lợi dụng sinh viên quốc tế đang chạy trốn khỏi sàn diễn sân khấu.
Các học viện
Tóc có tên tuổi, các trường khách sạn quốc tế, và các cơ sở đào tạo năm sao đang
lần lượt phá sản; có rất nhiều ông chủ đang rơi vào tay các công ty bán thanh
lý tài sản.
Bộ trường Bộ
giáo dục liên bang Julia Gillard dè dặt miêu tả màn trò trên là việc “tổ chức
lại” một ngành công nghiệp. Thế nhưng, thực tế đó là một sự thanh trừng đẫm máu.
Tại sao lại có sự hỗn loạn này?
Vào năm
2005, giữa lúc bùng nổ nhu cầu nhân lực, nhiều nhóm chủ sử dụng lao động phàn
nàn không tìm được nhân công có một chút tay nghề để làm các công việc trong
các lĩnh vực như là nấu ăn, làm đầu. Vậy nên bộ trưởng Nhập cư, ông Kevin
Andrews đã đưa ra một giải pháp: sinh viên quốc tế học khóa cao đẳng liên quan
trong các ngành nghề cần nhân lực, sẽ được điểm ưu tiên để định cư.
Thế là đột
nhiên, sinh viên gõ cửa các trường cao đẳng đang kí ngay một khóa học ngắn hạn
và gần như là được đảm bảo định cư. Hàng nghìn trường cao đẳng không
đáng tin cậy được mở ra một cách hợp pháp để thu hút nguồn sinh viên.
Nhiều trường
trong số đó không có các điều kiện cơ bản để đào tạo. Các trường đó thường được
hỗ trợ bởi một mạng lưới các công ty nhập cư, cửa hàng, khách sạn và tiệm ăn.
Trong khi mà
chính quyền Howard rồi đến chính quyền Rudd có hành động tấn công các tàu tị
nạn và những người nhập cư trái phép, thì họ vẫn cứ tiếp tục quản lí một hệ
thống tham nhũng theo đó hàng chục nghìn sinh viên quốc tế đưa ra những món
tiền khổng lồ để có thể trở thành thường trú nhân vĩnh viễn của Úc.
Giữa năm
2003 cho đến năm ngoái, số lượng sinh viên quốc tế học chương trình cao đẳng
tăng vọt, từ 48,573 đến 212,538. Nhưng
một cuộc điều tra vào năm 2006 cho thấy rằng, trong vòng 18 tháng sau khi tốt
nghiệp, chỉ một nửa số sinh viên tìm được việc làm trong lĩnh vực mà họ đã học.
Chính phủ
rơi vào tình trạng báo động, vì vậy nên yêu cầu sinh viên phải có 900 giờ thực hành
mới được nộp hồ sơ duyệt định cư, vô hình chung đã làm cho cuộc sống của những
sinh viên này càng khốn khổ hơn. Giới chủ sử dụng lao động tìm được một nguồn
lao động mới, sẵn sàng làm việc không công để kiếm 900 giờ kinh nghiệm. Thế là
tình trạng bóc lột như là bóc lột nô lệ xảy ra.
Bruce Baird,
là người hỗ trợ chính phủ cứu vãn uy tín của ngành giao dục Úc giành cho sinh
viên quốc tế, năm ngoái đã ước lượng rằng khoảng 20% các trường cao đẳng đúng
ra là các “nhà máy định cư”. Họ đã làm biến dạng toàn bộ nền giáo dục Liên bang Úc.
Tuy nhiên, theo Karl Konrad (chuyên gia nhập cư) và Bob Birrell (chuyên gia đào
tạo) thì chẳng có doanh nghiệp hay trường cao đẳng nào đóng được dấu visa lên hộ
chiếu cho sinh viên cả. Có thể họ thu hút sinh viên quốc tế, nhưng đấy cũng là
do chính sách của chính phủ, cộng thêm với nhu cầu của sinh viên quốc tế mà
thôi. Nếu chính phủ bây giờ bỗng dưng chặt chân hàng loạt các trường cao đẳng
bằng cách thay đổi triệt để chính sách định cư thì cũng thật là không công bằng.
Họ là những người kinh doanh và làm việc theo đúng luật và nhu cầu khách hàng. Ngay
cả các trường cao đẳng TAFE của nhà nước cũng kiếm được bội tiền nhờ chính sách
của nhà nước và nhu cầu định cư của sinh viên quốc tế. Thay đổi triệt để chính sách định cư làm hàng loạt các trường cao đẳng lâm vào tình trạng phá sản là một hành động thiếu đạo đức và không được mong đợi từ phía một chính phủ!
Vào tháng
Hai, chính phủ tuyên bố sẽ xem xét lại toàn bộ chương trình. Hàng chục ngàn
sinh viên đang theo học làm tóc và khách sạn sẽ chỉ có thể có được thẻ định cư
nếu có người chủ sử dụng đỡ đầu. Họ sẽ có thể được cấp visa bắc cầu 18 tháng để
tạo điều kiện cho họ kiếm việc làm. Luật pháp cũng quy định các trường cao đẳng
phải đăng kí lại theo các tiêu chí mới hà khắc hơn vào cuối năm nay. Một trong
những tiêu chí quan trọng nhất để được cấp phép là các trường phải có khả năng chứng tỏ đào tạo là mục tiêu chính của họ.
Bridge Blue sẽ hỗ trợ các bạn để chọn được trường uy tín và an toàn cho kế
hoạch du học Úc của bạn. Hãy liên hệ với Bridge Blue.
Theo HEATH GILMORE
March 29,
2010