Nghệ thuật đọc giáo trình và sách học tập ở trường Đại học
Sinh viên rất háo hức với nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống đại học nhưng đọc giáo trình hay sách học lại hiếm khi là niềm yêu thích của họ.
Điều
này có vẻ hơi xấu hổ nhưng cách hiệu quả nhất khi đọc sách chính là dự đoán
trước những gì mình sẽ đọc. Ngay lập tức chúi đầu đọc sách từ chương đầu cho
đến hết trong khi đầu óc lại mải mê
với những thứ thú vị hơn sẽ không đem lại hết hiệu quả.
Thay
vào đó, bạn nên dành thời gian suy nghĩ những gì mình sắp đọc. Trước hết bắt
đầu từ Tựa đề. Nó sẽ đưa cho bạn vài gợi ý về nội dung sắp đọc. Sau đó hãy đọc
lời giới thiệu sách ở mặt sau và xem nội dung sách. Bạn cũng có thể đọc Lời đề
tựa, phần mở đầu và phần kết thúc cuốn sách. Nếu bạn vẫn không rõ nội dung cuốn
sách thì bạn cần tập trung hơn vào việc nghe giảng hay có lẽ bạn đã cầm nhầm
cuốn truyện gì đấy của người bạn cùng phòng mất rồi J
Tiếp
theo, bạn nên kiểm tra tên tác giả và tìm kiếm tiểu sử của tác giả trên mạng
nếu cần thiết. Bạn đã từng nghe đến cái tên này trước đây chưa? Hay có khi trong thực tế đó chính là trưởng bộ môn môn học của
bạn? Tác giả có thể nói về điều gì? Bạn có biết bất kỳ một định kiến hay ý
tưởng nào đó liên quan đến đề tài cuốn sách không?
Bước
tiếp theo, tìm hiểu xem cuốn sách được viết khi nào. Hãy xem ngày xuất bản. Đó
có phải là một cuốn sách giáo khoa kinh tế viết năm 2007? Hay là một cuốn sách
về mối quan hệ của Mỹ với Đạo Hồi viết năm 2000. Nếu vậy bạn cần bổ sung them thông
tin cập nhật hơn, mới hơn.
Nếu
được, bạn hãy tra cứu các phê bình liên quan đến cuốn sách bạn đang đọc. Có khi
có nhà phê bình nói: “ Cuốn sách này chẳng có ý nghĩa gì hết và rõ ràng nó được
viết bởi một tên ngốc.”; bạn hoàn toàn có thể tin vào nhận xét đó, trừ phi là tác
giả của cuốn sách bạn đọc là giáo viên trưởng bộ môn bạn học J

Tại
sao bạn lại đọc cuốn sách đó? Nếu bởi vì giáo viên bảo bạn đọc, thì tại sao họ
lại chọn nó cho bạn đọc (trừ trường hợp là sách của chính giáo viên)? Sau đó
hãy nghĩ xem bạn cần gì để hiểu nó? Nếu bạn cần những thông tin cụ thể, hãy xem
cấu trúc cuốn sách, cố gắng tìm ra những chỗ để tìm ra nội dung chính của cuôn
sách. Đọc lướt qua một lượt các câu quan trọng và các từ khóa. Điều này sẽ giúp
bạn tránh khỏi việc “cày” cả cuốn sách.
Nếu
bạn có thể đưa ra kết luận, thì đừng kết luận rằng bạn sẽ không bao giờ phải đả
động thêm lần nào về cuốn sách đó. Bạn nên tóm lược lại các lập luận chính
trong cuốn sách và xem bạn có thể đồng ý với những lập luận đó được tới đâu. Không
may cho bạn là đọc một cuốn sách thôi sẽ không bao giờ đủ. Bạn nên chuẩn bị
tinh thần là sẽ đọc nhiều cuốn sách về cùng một chủ đề chứ không phải chỉ đọc một cuốn. Đọc nhiều cuốn về cùng một
chủ đề sẽ cho phép bạn đồng hóa và làm chủ kiến thức. Còn nếu chỉ đọc mỗi một
cuốn sách, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng phải học thuộc long và lệ thuộc vào câu
chữ trong cuốn giáo trình!
DU HỌC BB - VÌ SINH VIÊN VIỆT NAM DU HỌC VÀ LẬP NGHIỆP
Địa chỉ: 13B, QUỐC TỬ GIÁM
Tel.: 04 3 7325 896.
Mobile: 098 40 23247
Email.: study@bridgeblue.edu.vn.
Facebook: www.facebook.com/duhocBB
YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=hTS4pb_Cm74&feature=channel