Du học Malaysia : Tổng quan hệ thống giáo dục Malaysia và Phân loại trường học ở Malaysia.
Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Liên bang Malaysia, và luôn được chú trọng đầu tư để trở thành nền giáo dục chất lượng và uy tín dành cho tất cả sinh viên không chỉ ở Malaysia mà còn sinh viên quốc tế.
Giới
thiệu
Kế hoạch lần thứ 9 của
Malaysia từ năm 2006-2010
mang đến cho nền giáo dục đào tạo Malaysia một bước phát triến mới.
Trong kế hoạch này, mục đích chủ yếu tập trung vào phát triển nguồn nhân lực với
mức đầu tư lên đến 40,3 tỷ RM (chiếm 21% trong tổng số đầu tư mà chính phủ dành
cho tất cả các lĩnh vực tại quốc gia này) để phát triển giáo dục và đào tạo.
Nhìn
chung, hệ thống giáo dục quốc gia được
chia thành 2 cấp: giáo dục đại học và giáo dục trước đại học. Và mỗi cấp sẽ
do một cơ quan chức năng quản lý riêng, như giáo dục trước đại học (từ mẫu giáo
đến THPT và giáo dục sư phạm) được quản lý bởi Bộ Giáo dục (MOE), trong khi đó
giáo dục đại học hoặc sau đại học được quản lý bởi Bộ giáo dục Nâng cao (MOHE).
Trong hệ
thống giáo dục của quốc gia, khi trẻ bắt đầu học mẫu giáo ở độ tuổi là 4, sau đó
sẽ được theo học vào năm đầu của giáo dục
tiểu học, đến khi trẻ 6 tuổi có thể vào học lớp 1. Vì vậy chính phủ quy định 11
năm được học miễn phí và giáo dục THPT.
Sau khi
hoàn thành hết 11 năm ở bậc giáo dục miễn phí, giáo dục ở bậc cao hơn sẽ giảng
dạy chương trình liên quan đến học thuật và phải đóng tiền. Sau đó, học sinh có
thể tiếp tục chương trình giáo dục ở cấp cao hơn như lấy bằng trước đại học (như
Form 6 hoặc chương trình ĐH, khoá ‘A’ level) hoặc giáo dục nâng cao ở các trường
ĐH hay Cao đẳng.
Giáo dục
nâng cao bao gồm các chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân cũng như là các chương
trình sau ĐH. Các chương trình bậc cử nhân bao gồm bằng cử nhân và các chương
trình hướng nghiệp, trong khi đó chương trình sau ĐH bao gồm bằng Thạc Sỹ và Tiến
Sỹ. Nhìn chung, giáo dục nâng cao cấp bằng cao đẳng thường được đào tạo tại các
trường Cao đẳng hay học viện dành cho độ tuổi 17 trở lên và lấy bằng cử nhân dành
cho độ tuổi 19 trở lên như bằng STPM (tương đương với “A” level) hoặc các chứng
chỉ dự bị ĐH.
Giáo dục
khoa học
Hệ thống
giáo dục quốc gia bao gồm các khoá học sau:
- Giáo dục mẫu giáo dành cho trẻ từ 4 – 6 tuổi
- Giáo dục tiểu học cho độ tuổi từ 7 – 12 tuổi (
từ lớp 1 đến lớp 6)
- Giáo dục Trung học và THPT từ độ tuổi 13 – 17 (Form
1 – Form 5 )
- Cấp
Trung học từ độ tuổi 13 – 15 ( Form 1 – Form 3)
- Cấp
THPT từ độ tuổi 16 – 17 ( Form 4 – Form 5) với các sự lựa chọn:
-
Giáo dục học thuật
-
Hoặc giáo dục hướng nghiệp/kỹ thuật
-
Hoặc giáo dục tôn giáo
Giáo dục
sau THPT/dự bị ĐH từ độ tuổi 18 (khoảng 1 đến 2 năm)
- Form 6 (học trong 1,5 năm)
- Hoặc chương trình dự bị hoặc cao đẳng (1năm)
Giáo dục ĐH/nâng
cao
- Chứng chỉ và Cao đẳng tại các trường Bách Khoa/Cao
đẳng từ độ tuổi 18
- Giáo dục tại các trường Đào tạo Sư phạm từ độ
tuổi 18
- Chương trình cử nhân từ tuổi 19 hoặc 20 ( khoảng
3 – 5 năm)
- Chương trình sau ĐH (Bằng Master hoặc Tiến sỹ,
yêu cầu phải có bằng cử nhân) khoảng 1 – 5 năm.
Phân loại
trường
Trong hệ
thống giáo dục của Malaysia, có 6 cấp trường được công nhận bới Bộ giáo dục và
bộ Giáo dục nâng cao, như:
Ở cấp trước ĐH (do Bộ giáo dục quản lý)
- Trường mầm non công lập và tư thục
- Theo chương trình giảng dạy bậc mẫu giáo Quốc gia - Các trường công lập
- Theo
chương trình giảng dạy Quốc gia và Các kỳ thi Quốc gia - Các trường được tài
trợ bởi chính phủ
- Theo
chương trình giảng dạy Quốc gia và Các kỳ thi Quốc gia - Các trường tư thục
- Theo
chương trình giảng dạy Quốc gia và Các kỳ thi Quốc gia - Các trường thuộc hệ
thống nước ngoài
- Nghĩa
là các trường quốc tế giảng dạy theo chương trình quốc tế và sử dụng tiếng
Anh như là ngôn ngữ chính, trong khi các trường tư theo hệ thống giáo dục
của các nước khác sử dụng ngôn ngữ của quốc gia này. Các trường này không
tuân theo Đạo luật Giáo dục năm 1996 mà chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục Malaysia.
Lưu ý 1:
Có 2 cách phân loại các trường Tiếu học nhưng được xây dựng theo quỹ công lập
- Các trường Quốc gia (Học ngôn ngữ của Quốc
gia)
- Các trường theo tiêu chuẩn Quốc gia
- Các
trường theo tiêu chuẩn Quốc Gia Trung Hoa (học Tiếng Trung)
- Các
trường theo tiêu chuẩn Quốc gia Tamil (Học tiếng Tamil)
(Trong tất
cả các trường này, ngôn ngữ Quốc gia là một bộ môn bắt buộc, còn Tiếng Anh sẽ là
ngôn ngữ thứ 2)
Lưu ý
2: Trong hệ thống giáo dục, có nhiều trường theo hệ thống giáo dục của nước ngoài
( ví dụ như các trường Quốc tế và các trường tư thục) được thành lập tạị Malaysia
và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài và chương trình giảng dạy nước ngoài.. Các trường
nước ngoài này không bị quản lý bởi Đạo luật Giáo Dục 1996 và cũng không cần phải
giảng dạy theo chương trình của Malaysia.
Ở cấp Đại học (được quản lý bởi Bộ giáo dục nâng cao)
- Chính phủ hỗ trợ
Các
trường ĐH, Bách khoa, Cao đẳng công lập. - Các trường Tư thục (là các trường không được
chính phủ hỗ trợ), bao gồm
- Các
trường lấy tên Học viện (tương đương với các trường Cao đẳng)
- Các
trường lấy tên Đại học (là các trường ĐH tư thục)
- Các
trường là chi nhánh của các trường ĐH nước ngoài như ĐH Monash Malaysia và trường ĐH Nottingham Malaysia.
(Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc tại hầu hết các
trường tư thục dành cho giáo dục nâng cao)
Luật giáo dục Malaysia
Các Khung
luật hỗ trợ cho giáo dục Malaysia
là
- Đạo luật Giáo dục, 1996
- Đạo luật giáo dục nâng cao dành cho các trường
tư thục, 1996
- Hội đồng Quốc gia đối với Đạo luật Giáo dục nâng
cao, 1996
- Đạo luật cấp phép Quốc gia, 1996 ( Đạo luật này
được thay thế bởi Đạo luật quản lý chất lượng Malaysia 2007)
- Đạo luật các trường Cao đẳng và Đại học (Sửa đổi)
2007
- Đạo luật cộng tác Quỹ dành cho giáo dục nâng
cao Quốc gia, 1997
- Đạo luật Học viện Công nghệ MARA (Sửa đổi)
2000
- và Đạo luật cộng tác Quỹ dành cho Giáo dục nâng
cao Quốc gia (Sửa đổi), 2000
Đạo luật
giáo dục 1996 đã bao gồm toàn bộ khoá học trước đại học dưới sự kiểm soát của hệ
thống giáo dục quốc gia, bao gồm các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học và
phổ thông trung học cũng như sau giáo dục THPT. Trong đó, bao gồm sáu đạo luật
khác được quy định để hỗ trợ giáo dục nâng cao của Malaysia.
Cơ quan
kiểm tra chất lượng Quốc gia đối với giáo dục nâng cao
Lembaga
Akreditasi Negara (LAN) được thành lập với tên gọi Đạo luật của Quốc hội vào năm
1996 là cơ quan kiếm tra chất lượng đối với các trường giáo dục nâng cao tư thục.
Trong khi đó, Kiểm tra chất lượng được quản lý bới Bộ giáo dục nâng cao nhằm kiểm
tra chất lượng của các trường ĐH công lập, Bách Khoa và Cao đẳng cộng đồng. Các
luật của Quốc hội được ban hành nhằm cho phép thành lập một cơ quan mới, ví dụ Cơ
quan chất lượng Malaysia (MQA) để thực hiện Khung chất lượng Malaysia (MQF). MQA
sẽ nhập với hệ thống kiểm tra chất lượng tại các trường giáo dục nâng cao công
lập ( nghĩa là Cơ quan Kiểm tra chất lượng chịu sự quản lý bởi Bộ giáo dục nâng
cao) và các trường giáo dục nâng cao tư thục (LAN) tại Malaysia cũng như các nhà
cung cấp giáo dục và hướng nghiệp.
Quỹ dành
cho giáo dục nâng cao
Giáo dục
tại các trường tiểu học, trung học và phổ thông trung học tại Malaysia là giáo dục tự do, không
giống cấp giáo dục Đại học. Tuy nhiên, có nhiểu tổ chức hay quỹ hỗ trợ cho cấp
giáo dục nâng cao tại quốc gia này, các quỹ này bao gồm học bổng hay các khoản
cho vay từ các tổ chức nhà nước cũng như tư nhân. Chính phủ là nhà tài trợ chính
trong các quỹ hỗ trợ về tài chính:
- Bộ Giáo dục Nâng cao (Học bổng từng phần)
- Quỹ Giáo dục Nâng cao Quốc gia ( có tên là: Perbadanan
Tabung Pendidikan Tinggi Nasional (PTPTN)
- Cơ quan hỗ trợ công chúng (JPA) chương trình bảo
lãnh
Tiếng Anh
là ngôn ngữ thường được sử dụng tại hầu hết các trường giáo dục nâng cao tư thục.
Tuy nhiên, hầu hết các khoá Cử nhân tại các trường ĐH công lập được dạy bằng chính
ngôn ngữ Quốc gia đó là tiếng Bahasa Malaysia, trong khi đó các chương trình
sau ĐH thường được dạy bằng Tiếng Anh.
Kết luận
Hệ thống
giáo dục tại Malaysia
hướng tới tính thống nhất giữa các dân tộc. Thông qua giáo dục, chính phủ mong
muốn xây dựng một đất nước vững mạnh, thúc đẩy xã hội, phát triển kinh tế bền vững,
phát triển tính cạnh tranh toàn cầu, phát triển nguồn nhân lực và môi trường bền
vững.
Chắc chắn
rằng chính phủ Malaysia sẽ thực hiện được mục đích của mình, và trở thành một trung tâm của phát triển giáo dục,
chính phủ đã hỗ trợ hơn 20% ngân quỹ dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính
điều này đã giúp cho Malaysia
thu hút được hơn 100.000 sinh viên Quốc tế năm 2010.
Mọi thông tin tư vấn và hỗ trợ, xin mời Quí vị phụ huynh và các bạn vui lòng liên hệ Công ty Cầu Xanh.