(Ảnh: Frank với áo sơ mi trắng tại văn phòng Du học BB cùng các em sinh viên)
FS: Tôi rất thích đi đây đi đó! Tôi cảm thấy mỗi lần ra đi là một lần hiểu biết được mở rộng. May mắn cho tôi là công việc của tôi lại chính là những chuyến đi xa :-) Trung bình, mỗi năm tôi đi khoảng 100 chuyến máy bay. Phần lớn người ta đi làm bằng xe buýt, bằng tàu, bằng ô tô hay là bằng xe máy như ở Việt Nam, còn tôi thì tôi đi làm bằng máy bay :-).
Bên cạnh đó, mỗi năm một lần, tôi và gia đình tôi về Đức thăm bố mẹ đang sống ở đó. Gia đình tôi thỉnh thoảng cũng đi nghỉ ở các bãi biển rất đẹp ở Thái Lan. Nha Trang, Danang và Halong Bay hiện tại cũng trên danh sách kế hoạch những nơi phải đến của chúng tôi.
BB: Anh có thể kể cho Du học BB nghe về chuyến đi đáng nhớ nhất của mình?
FS: Tôi thấy mỗi một chuyến đi lại đáng nhớ theo những lí do khác nhau, nhưng tôi cũng có một chuyến đi đáng nhớ nhất trong số đó: Vào năm 2006 tôi có một chuyến đi ba tuần đến Ấn Độ, và trong ba tuần đó, tôi đã được lên lịch và thực hiện tất cả 50 cuộc họp và hội thảo ở 17 thành phố khác nhau kéo dài từ phía Tây Nam tới phía Đông Bắc Ấn Độ.
Đi lại ở Ấn Độ cũng là bài toán khá là hóc búa đấy. Tôi bị một cái gì đó trên máy bay rơi trúng vào đầu trong khi đang bay, thế rồi lúc đi taxi thì anh tài xế xe taxi lại ngủ gật khiến cho xe của tôi đâm thẳng vào một đồn điền trồng chuối. Lúc đó có rất nhiều lính có trang bị súng rất to chạy ra gặp rôi và dẫn tôi đi, lúc đó là đang ở một vùng biên giới rất nguy hiểm.
Vậy nên chuyến đi đó đối với tôi quả thật là quá ấn tượng, cũng thật hú vía, nhưng tôi cũng vô cùng thích thú bởi vì tôi có thể khám phá được hầu hết Ấn Độ trong một thời gian khá là ngắn. Tuy nhiên, sau đó, tôi đã phải nghỉ một tuần để hồi sức sau chuyến đi đó.
BB: Ha ha, cảm ơn sự chia sẻ về một trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng than phục của anh! Quả thực, tôi luôn thán phục về sức làm việc của anh và các cán bộ ở trường SHMS! Bây giờ, xin anh cho tôi đặt ra câu hỏi quan trọng nhất mà phụ huynh luôn quan tâm đó là kỳ thực tập của con em mình, mà đặc biệt là việc làm của các em sinh viên sau khi tốt nghiệp. Có nhiều phụ huynh lo rằng với tình trạng suy thoái như hiện nay, liệu trường có tìm được chỗ thực tập và việc làm cho con em hay không? Vậy nên anh có thể cung cấp những thông tin về kỳ thực tập mà sinh viên của SHMS thường thực tập và cơ hội việc làm nào cho các em sinh viên sau khi tốt nghiệp?
(Bạn Thu Hằng - sinh viên của Du học BB - một trong những sinh viên được đông đảo bạn bè trong trường vô cùng nể phục)
FS: Trong năm học đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu sinh viên đi thực tập ở các nhà hàng và khách sạn tại Thụy Sỹ, năm học thứ 2 chúng tôi sẽ giới thiệu cho các em đi thực tập ở ngoài Thụy Sỹ để các em có được nhiều kinh nghiệm làm việc quốc tế hơn nữa.
Thông thường thì có khoảng 60% sinh viên
SHMS thực tập tại Thụy Sỹ và cũng có khoảng 60% các em làm trong lĩnh vực khách sạn. 40% còn lại thì vào các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí hoặc các nhà hàng.
Trong những năm gần đây, khối SEG (Swiss Education Group), chủ sở hữu của
SHMS, đã làm được một việc tuyệt vời có một không hai, đó là liên tục tổ chức và phát triển Diễn đàn tuyển dụng quốc tế IRF- International Recruitment Forum. Sự kiện này diễn ra trong 2 ngày, và chỉ dành riêng cho sinh viên nằm trong khối SEG. Trong 2 ngày này, sinh viên sẽ được gặp các nhà tuyển dụng trong ngành kinh doanh khách sạn khắp nơi trên thế giới – các khách sạn và các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, các hãng tàu biển du lịch, các khu vui chơi giải trí, các công ty chuyên tổ chức sự kiện. Các công ty tìm kiếm các ứng viên ở nhiều vị trí công việc khách nhau, từ nhân viên phục vụ đến quản lý, vì vậy các em sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm thấy vị trí thực tập phù hợp hoặc một công việc trong lĩnh vực du lịch khách sạn khi mà kì tốt nghiệp đang đến gần.
Ở sự kiện IRF lần trước, vào đầu tháng 10, đã có 200 nhà tuyển dụng đại diện cho hơn 60 công ty hàng đầu thế giới, và đã phỏng vấn hơn 2700 các ứng viên.
Ngoài ra, cả hai khu học xá của
trường SHMS đều có văn phòng tư vấn thực tập và việc làm với 4 -5 nhân viên tư vấn viên, các thành viên trong nhóm đều làm việc mật thiết với IRF với mục đích duy nhất là hỗ trợ các em sinh viên về vấn đề thực tập.
(Đại diện Du học BB - làm việc với cán bộ phụ trách thực tập và việc làm tại Thụy Sĩ và khu vực Châu Âu của trường SHMS)
Điều quan trọng nhất rút ra được từ đây là: các cơ hội nghề nghiệp đặc biệt tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Do vậy Quí vị phụ huynh không nên băn khoăn lo lắng, mà chỉ nên chuyên tâm vào động viên cho con mình tập trung vào học tập. Nếu học tập tốt, lẽ đương nhiên là các em sẽ có chỗ thực tập và cơ hội việc làm!
Cũng phải nói điều này, ý tưởng cho rằng nhà trường có thể “đảm bảo chỗ làm” là không thể có: với một sinh viên lười biếng hoặc không có tính cầu tiến hoặc có thái độ tiêu cực thì sẽ khó để tìm được một công việc tốt.
BB: Vậy còn cụ thể về Sinh viên Việt Nam? Anh có thể cho chúng tôi biết về cơ hội thực tập và nghề nghiệp sau khi các em tốt nghiệp? Liệu họ có khả năng được nhận vào thị trường lao động quốc tế? Anh nghĩ gì về sinh viên Việt Nam?
FS: Một vài năm trước đây, Sinh viên Việt Nam có vẻ nhút nhát và dễ dao động hơn so với những sinh phương Tây hay ngay cả khi so với sinh viên Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng điều này đã thay đổi, sinh viên Việt Nam đã tự tin hơn, có được những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn ở các nước Châu Âu và các nước khác trên thế giới.
Các nhà tuyển dụng trong ngành công nghiệp du lịch khác sạn thường không quyết định dựa trên tiêu chí sinh viên đến từ quốc gia nào hay kết quả học tập của sinh viên – mà họ tuyển dựa trên ấn tượng sinh viên để lại với nhà tuyển dụng. Ngày nay, sinh viên Việt Nam cũng làm những vị trí công việc như bất kỳ sinh viên nào đến từ các quốc gia khác trên thị trường lao động quốc tế.
BB: Anh đã đến Việt Nam bao nhiêu lần? Anh có bạn thân là người Việt Nam không? Và Anh vui lòng cho tôi biết quan điểm riêng của anh về người Việt Nam?
FS: Trong 10 năm qua, tôi đã đến Việt Nam khoảng 60 lần (khoảng 2 tháng tôi đến thăm Việt Nam 1 lần :-)). Hầu hết tôi thường đến Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng tôi cũng từng thăm Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Pleiku, và Buôn Ma Thuột. Tôi cũng có một số bạn tốt người Việt.
BB: Anh co thích các món ăn Việt Nam hay thuật ngữ của ngành gọi là ẩm thực Việt theo anh thì thế nào?
FS: Ồ, tôi rất thích ăn đồ Châu Á, đặc biệt là các món ăn Việt Nam, bởi vì món Việt tuyệt vời ở chỗ nó nhẹ nhàng, mát mẻ, nên rất tốt cho sức khỏe. Tôi cũng thích sự ảnh hưởng của ẩm thực Pháp tới các món ăn Việt và bạn có thể ăn được những chiếc bánh mì que rất ngon vào buổi sáng- bánh mì ngon nhất ở châu Á! Tôi thấy có rất nhiều Việt Kiều ở nước ngoài học ẩm thực và mở quán ăn Việt tại các nước Châu Âu. Mà có lẽ chủ yếu người Việt ở nước ngoài hay mở hàng quán để sinh sống!
(Bữa ăn giáng sinh tại gia đình đại diện Du học BB tại Thụy Sĩ)
BB: Anh nghĩ gì về Xã Hội Việt Nam?
FS: Ồ, Thực sự đây là 1 câu hỏi rất phức tạp. Trước hết, ấn tượng và kinh nghiệm của tôi là xã hội Việt Nam đánh giá cao giá trị sự chăm học, siêng năng và chăm chỉ. Đây là những phẩm chất tích cực và hiếm có ở các nước Đông Nam Á.
Tôi lạc quan về tương lai bởi vì tôi gặp nhiều người Việt Nam trẻ tươi sáng, thông minh và đầy tham vọng đang tự chuẩn bị để xây dựng tương lai mới, đối diện với những thác thức mới. Họ sẽ là các thế hệ những người làm chủ mới của đất nước.
BB: Cảm ơn anh rất nhiều vì đã dành thời gian quý báu của mình cho buổi phỏng vấn của chúng tôi. Tôi tin rằng bạn đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin hữu ích về trường học, và cũng cảm ơn bạn vì đã chia sẻ quan điểm của bạn về cuộc sống với chúng tôi. Thế hệ trẻ Việt Nam luôn khao khát được học hỏi nhiều điều hơn cũng như được học hỏi từ những người khác ....
Mời các bạn liên hệ với du học BB ! Hỗ trợ tốt nhất cho
du học Thụy Sĩ, trường SHMS, trong suốt quá trình du học, thăm nom và chăm sóc sinh viên hàng năm tại Thụy Sĩ chỉ có duy nhất tại Du học BB.
Du học BB.