Để bài viết luận (Personal Statement) thực sự “ghi điểm”?
Viết tự luận (Personal statement) để xin học bổng hay xin học ở trường đại học nước ngoài không còn xa lạ với những ai muốn đi du học. Trong bài viết hôm nay, Du học Cầu Xanh xin chia sẻ bài viết của cô giáo San Adams – hiện đang là giảng viên IELTS tại Newcastle, Anh Quốc về những điều bạn cần biết để “ghi điểm” và nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên với một bài luận tốt.
1. Mục đíchĐể viết Personal Statement tốt thì cái đầu tiên mà bạn cần
hiểu rõ là mục đích viết. Personal Statement là một dang bài tự luận để thuyết
phục trường đại học nhận bạn vào học hay trao bạn học bổng. Bài viết phải làm
bạn nổi bật trong số hàng ngàn thí sinh khác và làm người đọc thấy rằng bạn
xứng đáng là người được chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ‘nổi
bật’. Nhiều người nghĩ rằng bài viết phải mang phong cách hoa mỹ, dùng từ vựng
và cấu trúc phức tạp thì mới ghi điểm. Có một số khác viết theo phong cách nói
quá lên hay nhấn mạnh. Cả hai kiểu viết này đều không giúp bài của bạn nổi bật
mà chỉ làm người đọc khó hiểu.
2. Nội dung
Thay
vì việc dùng từ hoa mỹ hay lối viết phức tạp, bạn nên tập trung vào nội dung và
đảm bảo bài bao gồm 3 phần quan trọng.
- Phần thứ nhất là lí do tại sao bạn đăng
kí chọn ngành học nhất định nào đó. Đây là phần thể hiện sự đam mê của bạn với
ngành học đó. Bạn không nên mở đầu theo kiểu ‘vòng vo tam quốc’ hay ‘sáng tạo’
quá mức vì người đọc sẽ nghĩ bạn đang ‘gồng mình’ để mở màn ấn tượng.
Bạn có thể tham khảo và dùng một vài trong số câu hỏi dưới
đây để viết cho phần này:
·
Điều gì khiến bạn tìm thấy đam mê?
·
Kiến thức
cơ bản về ngành học mà bạn có được là gì?
·
Bạn thích nhất mảng nào trong ngành học này?
·
Mục đích của bạn sau khi hoàn thành khóa học là
gì?
·
Chương trình học sẽ giúp được gì cho sự nghiệp
tương lai của bạn?
- Phần thứ hai là
lí do tại sao bạn nghĩ rằng mình phù hợp với ngành học đó.
Đối với phần này, bạn cần cho người đọc thấy rằng mình hiểu
rõ ngành học đòi hỏi những gì và chứng minh rằng mình có đủ nền tảng để đáp ứng
được yêu cầu ngành học. Bạn có thể nói đến những kinh nghiệm, trải nghiệm mình
đã có được từ quá trình học, làm việc, nghiên cứu sách báo, sở thích để giúp
mình xây dựng nền tảng tốt về ngành học đó. Tuy nhiên, bạn đừng viết theo văn
phong kể lể mà hãy đi vào chi tiết.
Ví dụ như bạn nói đến sở thích đọc sách, bạn đừng ‘khoe’ bạn
đọc những sách nào mà hãy nói đến những kĩ năng, bài học hữu ích mà bạn rút ra
được từ việc đọc sách.
- Phần thứ ba là
lí do tại sao bạn khác biệt và xứng đáng được chọn.
Trong phần này, bạn cần liên hệ chặt chẽ giữa kinh nghiệm bạn
có được, hoạt động ngoại khóa bạn tham gia, thành tựu bạn đạt được với những kĩ
năng, phẩm chất mà ngành học yêu cầu. Đây là phần mà bạn nên tập trung vào việc
những thứ trên sẽ giúp mình thế nào trong việc học tới đây thay vì liệt kê. Ví
dụ như khi bạn nói đến hoạt động mà bạn tham gia thì bạn đừng chỉ nêu tên hoạt
động đó mà hãy cho người đọc thấy bạn đã học được gì từ hoạt động đó và áp dụng
kĩ năng vào thực tế ra sao.

(Đại diện BB thăm Khoa Kinh doanh - Đại học Southampton, Anh Quốc)
3. Văn phong - Format bài viết
Bạn cần dùng văn phong học thuật để viết dạng bài này. Tuy
nhiên, bạn nên tránh dùng từ vựng đao to búa lớn hay dùng những cấu trúc, dàn ý
đã có sẵn vì như vậy bài của bạn sẽ mất đi nét riêng biệt. Thay vào đó bạn hãy
viết đơn giản, súc tích để bài viết tự nhiên và người đọc hiểu rõ ý mà bạn muốn
diễn đạt. Trong bài không nên dùng những kí hiệu như gạch chân, in đậm hay dấu
ba chấm.
Khi viết xong bạn nên kiểm tra lại vài lần để phát hiện và
chỉnh sửa lỗi sai về ngữ pháp, từ vựng, đánh vần và chấm câu. Bạn có thể nhờ giáo
viên hay bạn bè xem cho mình để được nghe góp ý. Tuy nhiên, bạn không nên nhờ
ai đó giỏi tiếng Anh sửa lại hết lỗi sai trong bài cho mình vì như vậy bài của
bạn sẽ ‘quá hoàn hảo’ và có phần ‘giả tạo’ khiến người đọc nghi ngờ.
Về mặt độ dài, bạn không nên viết quá dài hay quá ngắn. Theo
UCAS, bài chỉ nên tối đa 4000 kí tự, tương đương với 500 - 550 từ. Bạn có thể
dùng Microsoft Word để kiểm tra tổng số kí tự là bao nhiêu để biết xem bài mình
đủ dài hay chưa.

4. Hãy nghĩ rằng tự luận là bộ phim về chính bản thân
bạn
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang phải viết bài tự luận thì sẽ khó
mà tìm được cảm hứng để viết hay. Tuy nhiên, khi nghĩ rằng mình đang làm một bộ
phim trong đó bạn là nhân vật chính kể lại hành trình thực hiện đam mê, hoài
bão của mình thì sẽ có hứng hơn. Hoài bão của bạn có thể giống với nhiều người
khác nhưng cách bạn xây dựng, theo đuổi hoài bão đó lại rất khác. Khi người đọc
thấy được cái ‘khác’ đó, họ sẽ chọn bạn và giúp bạn biến hoài bão đó thành hiện
thực.
Mời các bạn liên hệ công
ty Cầu Xanh để được hỗ trợ tốt nhất cho con đường du học của bạn!