Là tên một con sông ở
Thụy Sĩ có chiều dài 300 km ngay tại thủ đô Bern của
Thụy Sĩ. Với tên gọi có hai chữ A đứng đầu, trong lịch sử, Aar luôn sẵn sàng thách thức bất kì con sông, địa danh hay tên riêng nào khác ở vị trí số một trong mọi cuốn từ điển trên thế giới. Tuy nhiên, trong vài thập niên gần đây, Aar bị đẩy rơi xuống vị trí thứ hai sau Aalto tên một kiến trúc sư người Phần Lan!
(Ảnh a: Nước của sông Aar thật sạch, mùa nè, hàng trăm ngàn du khách và người dân Thụy Sĩ nhảy xuống tắm, mùa đông, người ta thi bơi xem ai chịu được lạnh nhất ngay tại đây!)
2. B
Berne:
Là tên Thủ đô của
Thụy Sĩ thành lập năm 1191, theo truyền thuyết, có ông vua
Thụy Sĩ đi săn và hạ được một chú gấu tại đây nên quyết định xây dựng thành phố, lấy gấu làm biểu tượng (Berne có nghĩa là con gấu).
Thành phố Berne thuộc hạng xinh đẹp và quyến rũ nhất thế giới, nhờ kiến trúc đô thị thời Trung cổ được bảo quản tốt, được Unesco xếp hạng Di sản văn hóa thế giới năm 1983.
Berne cổ kính có sông Aare thơ mộng cùng những dãy núi An-Pơ tạo nên một khung cảnh non nước núi non ngoạn mục. Trung tâm thành phố là các đài phun nước đầy màu sắc thời Phục hưng và nhà thờ lớn, bao quanh là dãy các tòa nhà đá vôi trải dài 6 km với các mái vòm thời Trung cổ đẹp như tranh vẽ. Berne thực sự là viên ngọc quí của Châu Âu.
3. C
Chữ thập đỏ:
Thương xót cho những người bị chết trong cuộc chiến ở Ý vào thế kỉ 19, một người
Thụy Sĩ tên là Henri Durant quyết định thành lập tổ chức cứu chữa những người bị thương trong chiến tranh bất luận quốc tịch nào. Ngày nay, hội Chữ thập đỏ có mặt ở hơn 180 nước trên thế giới. Lô-gô của Hội CTĐ giống cờ của
Thụy Sĩ nhưng ngược lại và hình chữ thập lài biểu tượng của thiên chúa giáo.
(Bạn có biết, đâu là cờ Thụy Sĩ, đâu là logo của Hội chữ thập đỏ Thụy Sĩ?)
Ở mỗi nước, lô-gô được thay đổi vài chi tiết nhỏ cho phù hợp với phong tục, tập quán và tín ngưỡng…
4. D
Du lịch: Nói đến
Thụy Sĩ, không thể không nói đến ngành du lịch có truyền thống đón những vị khách quí tộc nhất từ ngày xưa và ngày nay là những nhân vật giàu có nhất thê giới.
Thụy Sĩ cũng còn là cái nôi của các trường đào tạo về Du lịch khách sạn.
(Du lịch leo núi ở Thụy Sĩ - Master horn - biểu tượng của Thụy Sĩ)
Ngay từ giữa thế kỉ 19, vẻ đẹp hoàn mĩ của những đỉnh An-Pơ đã thu hút một lượng lớn khách du lịch Anh Quốc khi họ bắt đầu mốt du lịch vòng quanh Châu Âu. Ngay từ khi đó, du lịch cũng đã chính thức ra đời. Cảm nhận đây là lĩnh vực hốt ra vàng, chính quyền
Thụy Sĩ không ngừng đầu tư vào khách sạn, spa, trị liệu, nhuộm da nâu, phương tiện giao thông, tầu leo núi, cáp treo… Đào tạo về du lịch của
Thụy Sĩ cũng đã nổi tiếng từ lâu đời với mô hình đào tạo chuẩn quốc tế.
Thụy Sĩ là nơi có trường đào tạo về du lịch đầu tiên trên thế giới và hàng loạt các trường chất lượng khác. Ngày nay dịch vụ du lịch đóng góp tới 15% tổng sản phẩm quốc nội.
5. Đ
Đồng hồ:Ngành công nghiệp đồng hồ ở
Thụy Sĩ ra đời từ giữa thế kỉ 16 ở Geneva chỉ đơn giản vì Jean Calvin, nhà canh tân thiên chúa giáo, cấm dân đeo trang sức vì cho là phù phiếm. Tình hình này khiến các thợ kim hoàn buộc phải chuyển sang phát triển một nghệ thuật làm đẹp khác, đó chính là đồng hồ. Năm 1601, công ty đồng hồ đầu tiên trên thế giới ra đời ở
Thụy Sĩ.
(Ảnh Đ: Đồng hồ cỏ nổi tiếng ở Thụy Sĩ)
Ngay từ thế kỉ 18, riêng Geneva đã xuất khẩu trên 60'000 chiếc đồng hồ mỗi năm. Đã từ lâu, ngành sản xuất đồng hồ là ngành ngành công nghiệp mũi nhọn của
Thụy Sĩ và chiếm lĩnh thị trường toàn thế giới.
Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ, người
Thụy Sĩ cũng biến tính chính xác và đúng giờ trở thành những phẩm chất quốc gia của họ !
6. E
Edelweiss:Edelweiss là quốc hoa của
Thụy Sĩ, được in trên tất cả các vật phẩm lưu niệm đặc trưng của
Thụy Sĩ. Tên gọi xuất phát từ tiếng Đức “edel » (= cao quí) và weiss (= màu trắng). Với màu trắng tinh khiết, chỉ sống và nở hoa ở những nơi xa xôi kín đáo trên các đỉnh cao nhất, lạnh nhất của dãy An Pơ nên càng ngày càng nhiều người cho rằng loại hoa e ấp này là biểu tượng của sự lãng mạn.
(Ảnh E: hoa Edelweiss - quốc hoa của Thụy Sĩ)
Giữa thế kỉ 19, Edelweiss góp phần làm phát sinh một môn thể thao mới: môn leo núi. Nhiều "truyền thuyết" về Edelweiss ra đời lúc đó, nhưng đều xoay quanh một nội dung có chàng trai dũng cảm đang yêu tha thiết quyết chí hái bằng được bông edelweiss để tặng người yêu dù đường đi chông gai, có nhiều cám dỗ và có nguy cơ phải bỏ mạng. Từ đó, hình ảnh bông edelweiss được in trên hầu hết các đồ lưu niệm để bán cho khách du lịch thập phương, nhưng bông hoa edelweiss thật thì được chính phủ liệt vào danh sách thực vật được bảo vệ ở
Thuỵ Sĩ từ năm 1879. Edelweiss chính thức trở thành biểu tượng của
Thuỵ Sĩ - nước cộng hoà của những dãy An Pơ.
7. FFederer Roger:
Trong thể thao, từ xưa tới nay,
Thuỵ Sĩ nổi tiếng nhất trên tầm quốc tế ở các môn thể thao liên quan tới tuyết. Nhưng kể từ khi Federer Roger – một người ăn chay và tính khí có phần nóng nảy, bắt đầu đập những cú đầy ngoạn mục vào quả bóng nhỏ màu vàng thì
Thụy Sĩ còn nổi tiếng cả bộ môn tennis!
Tới nay, thành công suất sắc nhất của anh là lập kỉ lục 17 danh hiệu Grand Slam và nắm giữ vị trí vô địch thế giới về quần vợt tổng cộng 302 tuần. Anh là một trong những nhà thể thao suất sắc nhất của mọi thời đại, và hẳn là người
Thuỵ Sĩ nổi tiếng nhất.
(Ảnh F: Roger Federer)
Người ta hâm mộ anh bởi lối chơi tuyệt hảo, đơn giản và vô cùng thanh lịch, Roger Federer cũng còn được quí mến bởi anh mang hình ảnh điển hình của
Thuỵ Sĩ, tài năng song toàn nhưng vẫn khiêm tốn và cực kì đời thường với vai trò là chủ gia đình, cha của bốn đứa trẻ - hai lần sinh đôi!
Còn điều đặc biệt nữa là Roger Federer đã không tham gia nghĩa vụ quân sự vì... bị đau lưng! Bù lại, anh đã trả tiền thuế để được miễn trừ nghĩa vụ này với mức cao nhất
Thuỵ Sĩ là 450 000 CHF/ năm!
Bài viết là sản phẩm lao động của Cầu Xanh, nghiêm cấm mọi hình thức sao chép mà không xin ý kiến hay không nghi rõ nguồn!
HỖ TRỢ VỀ DU HỌC THỤY SĨ TRÊN TOÀN QUỐC, XIN GỌI NGAY CẦU XANH - CHUYÊN GIA SỐ 1 VỀ TƯ VẤN DU HỌC THỤY SĨ: 098 40 23 24 7.