Dùng facebook thế nào để tránh thảm hoạ hay nguyên tắc dùng facebook
Nói chung con người ai cũng ghét các nguyên tắc. Nhất là giới nhất quỷ nhì ma, từ học sinh cấp ba đến sinh viên đại học, chẳng có ai muốn phải theo nguyên tắc. Khi học trên trường buộc phải tuân theo quy định đã đành, đến khi “quẩy” trên mạng xã hội lại còn nhắc nhở quy tắc thì đúng là chả có ai muốn nghe!
Cứ ngỡ rằng đằng sau mỗi tài khoản
facebook là một cá nhân, và “tôi thích đăng gì trên tường của tôi là việc của
tôi”. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Thực tế, đăng tải
một cách vô trách nhiệm trên mạng xã hội có thể phá hỏng cả quá trình học tập
và thậm chí là sự nghiệp sau này của các bạn. Mặc dù phần lớn các bạn trẻ đều
lường được các mối nguy phức tạp hơn như về bảo mật trên mạng, lừa đảo… nhưng họ lại thường quên khuấy mất những sai
lầm cơ bản nhất để tránh. Nhất là trong xã hội bây giờ, các nhà tuyển dụng thường
xem xét và đánh giá các ứng cử viên qua các trang cộng đồng như facebook, họ dễ
dàng gạt bỏ hồ sơ của bạn nếu thấy bạn up các thông tin mà họ đánh giá không
cao.
Chúng tôi muốn
chỉ ra cho các bạn những sai lầm thường mắc phải khi tham gia vào mạng xã hội.
Chúng tôi sẽ không nhắc lại các tip ai cũng biết như “Đừng bao giờ kết bạn
Facebook với thầy/cô giáo của mình. Ớ này này, bạn đã add friend facebook thầy
giáo của mình rồi à? Haizz, thế thì càng phải đọc!
Sai lầm 1: Đăng tải các thông tin riêng tư
Chúng ta đều biết
về các thứ không được đăng tải lên mạng. Mặc dù hầu hết các mạng xã hội đều có
phần cài đặt riêng tư, và hứa sẽ giữ an toàn cho bạn, thì các bạn cũng được tin
tưởng 100%. Nên nhớ, giáo viên, bố mẹ và người lạ đều có thể vì một lý do nào
đó thấy được những gì bạn chia sẻ (một người bạn chung copy rồi post lại chẳng
hạn). Hơn nữa, điều này làm bạn dễ dàng bị những kẻ trộm thông tin cá nhân tấn công.
Như Andrew Moravick, một nhà nghiên cứu của Aberdeen Group nói “Nếu thứ gì
không muốn bị người khác phát hiện, thì đừng bao giờ đăng lên internet.”
Những thông tin cần
tránh post nhất:
-
Ngày tháng năm sinh đầy đủ.
-
Địa chỉ nhà
-
Số thẻ sinh viên
-
Số điện thoại thực
-
Ảnh chụp kế hoạch của lớp, hay
bài tập, đặc biệt là những thông tin bảo mật có thể xuất hiện trong những tài
liệu này.
Sai lầm 2: Mang giáo viên ra làm trò đùa
Một vài bạn sinh
viên cảm thấy chả có gì quan trọng khi mang một tấm hình xấu quắc, hoặc nói
không hay về thầy giáo của mình! Có sao đâu, chỉ là đùa thôi mà! Nope! Không
đâu!
Thầy cô giáo
cũng có quyền riêng tư. Hơn nữa, các bạn không bao giờ biết được ngày mai sẽ thế
nào, những thầy cô giáo đó có thể sẽ là người hướng dẫn bạn thực tập, hay tìm
việc. Sao lại phá hỏng nó đi, chỉ vì 1 trò đùa?
Điều này vẫn
đúng khi đối tượng không phải là giáo viên. Hãy nghĩ kỹ khi mang một ai đó ra
làm trò đùa trên mạng. Những nhà tuyển dụng ngày nay thường sẽ vào tải khoản mạng
xã hội của bạn để tham khảo, và một tài khoản Facebook sẽ nói nhiều về bạn hơn
là bản sơ yếu lí lịch cá nhân đấy.
Sai lầm 3: Bắt nạt người khác
Bắt nạt bạn bè
luôn là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở trường học, và bắt nạt bạn
bè trên mạng cũng không hề bớt nguy hiểm hơn. Những bình luận hằn học, gây tổn
thương người khác, quấy rối đã từng dẫn đến những hành động bạo lực, tự tử và
trầm cảm. Vì vậy, hãy cẩn trọng ngôn từ khi bình luận, nếu bạn không muốn gây
ra tội ác.

(Trường HTMi Thuỵ Sỹ sang thăm và tuyên dương dịch vụ hỗ trợ du học của Cầu Xanh)
Sai lầm 4: Lừa dối và đạo văn
Nói với nhà tuyển
dụng về những thành công trong học tập, trong khi ngay trước đó bạn post một
status tức giận về điểm F vừa nhận. Đăng tải một hình ảnh bay lắc, rồi năn nỉ
thầy giáo gia hạn thời gian nộp bài vì bạn ốm. Copy bài viết của người khác cho
vào bài làm của mình.
Giáo viên, các
nhà tuyển dụng… họ đều có khả năng vào tài khoản mạng của bạn để xem, và hỏi
bác Google về những đoạn văn khả nghi.
Vì vậy, đừng bao
giờ lừa dối hay đạo văn ở thời đại công nghệ như ngày nay.
Sai lầm 5: Like hoặc Post những hành động không đúng đắn
Hãy cẩn trọng
khi Like và Share những nội dung không đúng đắn, chưa được kiểm chứng. Hoặc
post những tấm hình bạn đang hút thuốc (hoặc hút thứ gì tệ hơn nữa) và tiệc
tùng. Những việc này có thể phá hỏng tương lai của bạn.
Kể cả khi tài
khoản của bạn cài đặt ở mức độ cá nhân cao nhất, biết đâu lại có những người bạn
vô tình download chúng xuống, rồi đăng lại ở đâu đó cho người khác xem?
Sai lầm 6: Thể hiện những hành động không chuyên nghiệp
Tài khoản mạng
xã hội phản ánh chính tính cách của bạn. Một tấm hình vui quá trớn của bạn từ hồi
đại học có thể gây tổn hại tới uy tín của bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy đảm
bảo rằng những gì bạn thể hiện trên mạng xã hội là có trách nhiệm:
-
Hãy tự Google mình để biết được
người khác sẽ nhận được những thông tin gì khi tìm kiếm bạn trên Google.
-
Hãy xóa đi những thông tin riêng
tư, phô bày thân thể, rượu chè…
-
Đảm bảo rằng những post thể hiện
quan điểm cá nhân của bạn không nói xấu, hoặc xúc phạm người khác. Nên nhớ rằng
tranh luận là nói về quan điểm, chứ không nói về cá nhân.
-
Không nên làm cho tài khoản cá
nhân của mình hoàn toàn “cá nhân”, rõ ràng là người khác, ví dụ như nhà tuyển dụng,
sẽ cảm thấy điều bất thường ở đây.
635488822980316830.jpg)
(Hội thảo du học do Cầu Xanh tổ chức)
Sai lầm 7: Quá xúc động
Các bạn có hay nói hoặc làm những điều mà sau đó cảm thấy hối tiếc? Có. Điều này là tự nhiên với tất cả mọi người. Nhưng hãy cẩn trọng khi post chúng lên mạng. Hãy nhớ rằng những cảm xúc quá tức giận, quá ủy mị… sẽ là những gì người khác đánh giá về bạn nếu chúng được đăng tải quá nhiều.
Mạng xã hội không phải là nơi để giải tỏa giận giữ, hoặc tệ hơn là những suy nghĩ bạo lực. Đã có sinh viên tên Alexander Song, 19 tuổi, đăng tải nội dung “Phải giết đủ người để lên kênh truyền hình quốc gia”, và sau đó cảnh sát đã bắt anh chàng này ngay ở trường học, mặc dù anh ta không có vũ khí nào trong người cả.
Sai lầm 8: Check-in nhiều quá!
Đây là một chức
năng thật là hay ho, giúp bạn bè biết được những nơi bạn đến, những việc bạn
làm, và những cảnh đẹp bạn ngắm. Chả có gì sai cả. Ngoại trừ nó giúp cho những
tên tội phạm biết rõ bạn đang ở đâu (và thầy giáo thì biết rằng bạn đang đi
chơi, chứ không phải đang làm bài tập). Đã có trường hợp đi du lịch về và thấy
nhà mình đã bị trộm bê hết, chỉ vì tên trộm là người quen, và biết rõ nhà không
có ai.
Đừng nên
check-in nhiều quá. Hãy suy nghĩ về uy tín và an toàn cá nhân của mình.
Sai lầm 9: Bỏ qua các quy tắc ở trường học
Mỗi trường lại
có những quy tắc khác nhau, và các bạn sinh viên đều cần chú ý. Ví dụ, rất nhiều
trường không cho phép sử dụng máy tính vào các công việc không liên quan đến
bài tập, trong đó có lướt Facebook. Do đó, chỉ một cái like, một cái tweet
trong giờ học cũng sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Sao mà các thầy
biết được? Hệ thống kiểm soát IP và tình trạng đăng nhập làm tốt!
Tóm lại…
Nguyên tắc thì
có rất nhiều. Nguyên tắc trên mạng xã hội còn nhiều nữa, đặc biệt đối vỡi những
bạn muốn tạo uy tín cá nhân tốt. Và khi đó, các bạn trẻ cần phải cân nhắc các
nguyên tắc này, vì mạng xã hội phản ánh chính cá nhân các bạn, và do đó, sẽ ảnh
hưởng cả đến việc học tập và sự nghiệp sau này. Để giảm thiểu các rủi ro gặp phải,
có một vài cái KHÔNG các bạn cần nhớ:
-
KHÔNG chia sẻ các thông tin
riêng tư.
-
KHÔNG đăng tải những nội dung
chưa được kiểm chứng.
-
KHÔNG quấy rối.
-
KHÔNG lừa dối.
-
KHÔNG đe dọa.
-
KHÔNG phạm pháp.
-
KHÔNG bày tỏ cảm xúc thiếu kiểm
soát.

(Đại diện Cầu Xanh trong chuyến thăm sinh viên du học tại Anh)
Phải rồi! Sinh
viên là quãng thời gian của thử thách và nổi loạn. Ai cũng có một thời tuổi trẻ
sôi động. Nhưng hãy cẩn trọng! Hãy biến facebook và các tài khoản xã hội thành
những công cụ xây dựng THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN cho bạn.
Chúc các bạn
thành công trong học tập và sự nghiệp.
Mọi tư vấn về du
học, mời các bạn liên hệ với Cầu Xanh – BB
Cầu Xanh – chiếc
cầu nối vững chắc giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, học sinh và phụ
huynh suốt quá trình du học.
CẦU XANH – VÌ THANH VIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP
NGHỆP.