banner
Thụy Sĩ trong mắt ai
24-01-2010
Frédéric Carrière, 37 tuổi sinh ra ở Lunel (miền đông nam Pháp), lẽ ra đã có thể học về âm nhạc ở Lyon, nhưng anh ấy lại chọn du học Thụy Sỹ, ở Geneve.
Nhà báo Mélissa Alcolea của nhật báo miền đông nam Pháp « Midi Libre » phỏng vấn Frédéric Carrière về các ấn tượng về cuộc sống ở Thụy Sỹ.

Frédéric sống ở Thụy Sỹ từ bao lâu ?

Như mọi sinh viên Pháp của viện âm nhạc Genève, hồi mới đầu tôi ở vùng biên giới thuộc Pháp (Annemasse) giáp với Thụy Sỹ. Rồi tôi gặp vợ tôi là người Albani. Sau khi học xong và có con, chúng tôi thi vào làm việc trong các nhóm giao huởng. Cách đây 10 năm, vợ tôi, tên là Doruntina, trở thành cây solo kèn fa-gôt trong nhóm giao huởng của Bienne, một thành phố có nhiều công nhân nằm dưới chân dãy Jura với dân số là 50 000 người (tức là tương đối lớn theo tiêu chí của Thụy Sỹ). Sau đó, tôi cũng nhập nhóm này và thành lập một nhóm nhạc cổ điển, gọi là Les Chambristes. Chúng tôi biểu diễn ở Thụy Sỹ, Ý và Pháp. Chúng tôi không có ý định rời Thụy Sỹ mặc dù khủng hoảng cũng ảnh hưởng đến đất nước này, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.

Anh thấy Thụy Sỹ như thế nào ?

Đối với một người Pháp, Thụy Sỹ là một đất nước xa lạ và tôi thấy rất nhiều định kiến sai : ở Thụy Sỹ cũng có người nghèo, mức lương cao nhưng các khoản thuế má khiến tầng lớp trung lưu nghẹt thở (chế độ bảo hiềm y tế không tốt bằng ở Pháp). Bienne là một thành phố đặc biệt vì ở đó dân nói hai thứ tiếng. Thụy Sỹ là đất nước nói bốn thứ tiếng khác nhau, chủ yếu là tiếng Đức Thụy Sỹ. Ở Bienne, 70 % dân số nói tiếng Đức Thụy Sỹ và 30 % nói tiếng Pháp. Các biển chỉ tên đường được viết bằng hai thứ tiếng và khi một nhà chính trị phát biểu một diễn văn, cứ phải đọc từng đoạn bằng cả hai thứ tiếng, nếu không có nhiều người sẽ cảm thấy bị xúc phạm! Điều ngạc nhiên nhất ở Bienne là số lượng quốc tịch các nước có mặt tại đây : 127 quốc tịch khác nhau ! Người nước ngoài chiếm 28 % dân số thành phố này.

Cuộc sống của anh ở đây như thế nào ?

Chúng tôi đi ngủ rất muộn và thức dậy... rất sớm ! Người Thụy Sỹ có một nét xấu là vào mùa đông cũng như vào nùa hè gửi con sang trường từ lúc 7 giờ 15. Đối với hai người gốc Địa Trung Hải như chúng tôi thì thích nghi với nhịp sống này rất khó ! Tuy nhiên, cuộc sống ở đây dễ chịu và môi trường văn hóa rất giàu có. Là một người Pháp, tổi chỉ thấy thiếu hai điều : tính hài hước và cách nấu ăn tinh tế. Ngoài ra, vào mùa đông rất hay có sương mù.

Anh hòa nhập với cuộc sống ở đây thế nào?

Hoàn toàn dễ dàng. Tuy nhiên, các con chúng tôi đến trường đi học được học với cái giọng Pháp của vùng Jura Thụy Sỹ thật là khủng khiếp, rồi hằng ngày lại còn phải tiếp xúc với tiếng đức Thụy Sỹ, tiếng này nghe không được êm tai lắm, luôn luôn làm cho tôi có ý thức chúng tôi không sống ở Pháp ! Ngoài ra, người Thụy Sỹ tôn trọng tuyệt đối luật lệ, với họ luật là nhất. Trong khi người Pháp tranh cãi, vòng vèo, khéo léo, biện luận, lí lẽ... thì người Thụy Sỹ cứ lôi luật ra mà làm. Cứ xem cách tránh đường chỗ dành cho người đi bộ cũng thấy: ở các chỗ dành cho người sang đường, người đi bộ được ưu tiên (về lý thuyết, ở Pháp cũng vậy thôi), nhưng ở đây, vì người ta quá tôn trọng cái luật này, nên người đi bộ cứ thế nhắm mắt mà sang đường, không thèm nhìn xem có xe đến hay không. Trong sáu tháng đầu tôi suýt tiêu diệt nửa dân đi bộ ở Bienne đấy !

Thỉnh thoảng anh có về thăm quê không ?

Có. Mỗi năm chúng tôi về Lunel không phải chỉ riêng để thăm gia đình mà tôi về còn để tổ chức lễ hội âm nhạc ở Mus, sẽ được tổ chức lần thứ ba vào tháng 7 năm nay. Tất nhiên tôi vẫn rất gắn bó với Lunel và hay nhớ về quê vào những mùa hè hai anh em tôi, em gái tôi chơi violon, chúng tôi chơi nhạc Bach và Haendel ngoài phố để kiếm thêm cho đủ tiền đóng học.

Đọc bài này bằng tiếng pháp


Mọi thông tin chi tiết và hỗ trợ du học Thụy Sĩ, xin Quí vị phụ huynh và các bạn vui lòng liên hệ với du học BB Edelweiss tại công ty Cầu Xanh.

Du học BB.